Banner
Trang chủ TIN TỨC & SỰ KIỆN

Hội nghị tổng kết Chương trình OCOP Quốc gia giai đoạn 2018-2021

24/03/2021 15:31 - Xem: 1010
Sáng ngày 23/3/2021, Hội nghị tổng kết chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 diễn ra tại Hà Nội. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng – Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chủ trì hội nghị. Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại vướng mắc trong quá trình triển khai trong 03 năm qua, đồng thời xác định phương hướng và mục tiêu giai đoạn 2021-2025.

Khoa KT&PTNT – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vinh dự là một trong số những đơn vị đầu tiên đồng hành cùng Chương trình OCOP quốc gia từ khi xây dựng đề án cấp Trung ương đến việc tư vấn hỗ trợ triển khai Chương trình ở cấp địa phương và đóng góp lớn cho thành công của Chương trình này. Với những đóng góp đó, Bộ NN&PTNT đã tặng Bằng khen cho Khoa KT&PTNT theo Quyết định số 1152/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/3/2021. Tham gia Hội nghị tổng kết có sự hiện diện của lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, lãnh đạo Khoa KT&PTNT cùng các chuyên gia tư vấn của Khoa.

Một số kết quả đáng chú ý của Chương trình như sau:

1. Mặc dù giai đoạn đầu tiến độ triển khai chương trình còn chậm với 30% số tình tham gia năm 2018, đến nay 63/63 tỉnh thành phố đã triển khai. Số tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm là 59/63 tỉnh thành phố trên cả nước;

2. Bên cạnh các tỉnh thực hiện chương trình có chiều sâu như Quảng Ninh, Hà Nội thì nhiều khu vực đã rất tích cực triển khai nhanh chóng và có hiệu quả như khu vực “3 Tây” là Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ;

3. Đến nay đã có 2.439 tổ chức kinh tế tham gia sản xuất sản phẩm OCOP dược xếp hạng từ 3 đến 5 sao, trong đó khu vực kinh tế tư nhân chiếm gần 60% (27,5% là doanh nghiệp), còn lại là kinh tế tập thể, hợp tác xã chiếm 41%;

4. Số sản phẩm đạt 3-4 sao cấp tỉnh chiếm 98,3%, cho thấy việc nhận diện và phát triển trục sản phẩm địa phương của Chương trình là hết sức đúng đắn và thực tiễn. Về chất lượng, tiêu chuẩn kĩ thuật và bao bì của sản phẩm ngày càng phát triển thể hiện năng lực/nhận thức của người dân ngày càng tiến bộ;

5. Sản phẩm OCOP được phát triênr đa dạng theo 6 nhóm bao gồm thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải-may mặc, lưu niệm-nội thất-trang trí, du lịch. Điều này cho thấy nguồn sinh kế của người dân rất đa dạng;

6. Về nguồn lực, Chương trình đã huy động được 22.845 tỷ đồng (kế hoạch dự kiến 45.000 tỷ đồng), trong đó các tổ chức OCOP huy động nguồn lực và vay tín dụng chiếm trên 93% (tăng 6,6% so với kế hoạch đề ra là 86,6%); ngân sách các cấp chiếm 7% (giảm6,4% so với kế hoạch đề ra 13,4%).

6. Công tác xúc tiến thương mại được các bộ, ngành, địa phương triển khai rất tích cực và hiệu quả. Bộ công thươn đã ban hành quyết định quy chuẩn trung tâm/điểm bán hàng OCOP, giúp cho cả nước có 142 trung tâm/điểm bán hàng OCOP. Hội nghị, triển lãm OCOP cấp tỉnh, khu vực với hơn 10.000 gian hàng dần trở thành thương hiệu địa phương và điểm đến du lịch. Ngoài ra, hệ thống bán lẻ cũng tích cực tham gia tiêu thụ các sản phẩm trong chuỗi;

Một số hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai vừa qua

1. Sự chủ động vào cuộc của một số địa phương còn hạn chế. Một số địa phương còn biểu hiện chạy theo thành tích, chưa đi vào thực chất, đặc biệt là chưa đi vào lợi thế-thế mạnh của các sản phẩm đặc trưng;

2. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ thực chất cho các chủ thể OCOP, đặc biệt là nâng cao năng lực về tổ chức, quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm. Nhiều sản phẩm chỉ được quan tâm đến mẫu mã, bao bì mà chưa chú trọng vào yếu tố chất lượng gắn với thị hiếu người tiêu dùng;

3. Công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu đồng bộc chưa tạo được điểm nhấn nổi bật và đặc sắc để tạo hình ảnh thay đổi nhận thức người tiêu dùng với sản phẩm OCOP- Thương hiệu OCOP Việt Nam;

4. Năng lực của các tổ chức kinh tế OCOP còn khiêm tốn nên việc quản trị, phát triển chuỗi giá trị gắn với vùng nguyên liệu địa phương của các sản phẩm OCOP còn gặp khó khăn.

Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới

1. Phó thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT cần sớm hoàn thiện hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 muộn nhất vào tháng 6/2021;

2. Tiếp tục tập trung đầu tư phát triển 6 nhóm sản phẩm đã được xác định, trong đó ưu tiên những sản phẩm có lợi thế và đặc trưng của địa phương gắn với yếu tố văn hóa/con người ở mỗi khu vực, vùng miền để phát triển kinh tế du lịch;

3. Từng bước định hướng nâng cao chất lượng, tăng cường đổi mới sáng tạo, đặc biệt là đối với các sản phẩm OCOP đạt cấp quốc gia nhằm mở rộng và thúc đẩy thị trường;

4. Trong quá trình triển khai, Phó thủ tướng lưu ý tuyệt đối không được làm theo phong trào, chạy theo thành tích làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của thương hiệu và chương trình;

5. Chú trọng phát triển các loại hình tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP, trong đó ưu tiên hỗ trợ một cách thực chât hơn đặc biệt là các hợp tác xã, doanh nghiệp, phát huy vai trò đầu tầu trong các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP;

6. Các chính sách hỗ trợ hướng tới ưu đãi đất đai, vốn nhằm thúc đẩy ứng dụng KHCN đẻ phát triẻn sản xuất ở các tổ chức kinh tế OCOP.

7. Các bộ, ngành chủ động trong việc xây dựng chính sách, cơ chế phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình; Đồng ý về việc tiếp tục triển khai Chương trình tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ phát triển sản xuất và mở rộng đối tượng cho vay để phát triển ngành nghề nông thôn, đặc biệt là phát triển Chương trình OCOP trên địa bàn đặc biệt khó khăn. 

Hồ Văn Bắc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN