Banner
Trang chủ ĐÀO TẠO Đại học Ngành Kinh doanh quốc tế

Giới thiệu chương trình đào tạo Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản

14/03/2021 22:26 - Xem: 1078

GIỚI THIỆU CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM SẢN

(Introduction to bachelor program of Agricultural and Forestry Product Import and Export)

Chuyên ngành Xuất nhập khẩu nông lâm sản hiện do Bộ môn Quản trị và Kinh doanh, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên quản lý.

Thông Tin Chuyên Ngành

1. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Xuất nhập khẩu nông lâm sản gồm 120 tín chỉ, được tham khảo dựa trên quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như các chương trình đào tạo cùng lĩnh vực và gần lĩnh vực của các trường Đại học trong và ngoài nước.

2. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu của chương trình là đào tạo cử nhân chuyên ngành Xuất - nhập khẩu nông lâm sản phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, nhằm đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn. Ngoài ra, họ còn được trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên môn và các công cụ cần thiết phục vụ cho công tác xuất – nhập khẩu nông lâm sản. Sinh viên sẽ được phát triển và củng cố các kỹ năng, phẩm chất cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp (bằng cả tiếng Việt và ngoại ngữ); kỹ năng phát hiện, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng trình bày; kỹ năng kỹ năng lãnh đạo. Những kỹ năng này tạo tiền đề cho việc ứng dụng các kiến thức chuyên môn vào thực tế để giải quyết các tình huống cụ thể. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ có cơ hội hình thành và phát triển thái độ đúng mực trong học tập và công việc, với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng.

3. Vị trí việc làm

Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo này có thể đảm nhiệm và hoàn thành tốt các vị trí công việc như:

  • Nhân viên/quản lý tại các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hoá và nông lâm sản;
  • Nhân viên/quản lý tại bộ phận thanh toán quốc tế cho hàng hoá xuất, nhập khẩu của các ngân hàng;
  • Nhân viên/quản lý tại bộ phận kê khai hải quan và thuế cho hàng hoá xuất, nhập khẩu của các cơ quan hải quan và thuế;
  • Nhân viên/quản lý tại bộ phận làm thủ tục bảo hiểm và thanh toán bảo hiểm cho cho hàng hoá xuất, nhập khẩu của các đơn vị bảo hiểm;
  • Nhân viên/quản lý tại bộ phận quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận của các đơn vị cung ứng logistics;
  • Nhân viên/quản lý tại bộ phận giám sát, đánh giá tiêu chuẩn nông sản của các cơ quan/tổ chức chuyên ngành;
  • Tự khởi nghiệp và tư vấn khởi nghiệp trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu;
  • Giảng viên/nghiên cứu tại các đơn vị giáo dục – đào tạo và viện nghiên cứu.

4. Chuẩn đầu ra

4.1. Kiến thức

  • Sử dụng được các kiến thức khoa hoc tự nhiên và xã hội vào việc tiếp thu các kiến thức ngành Kinh doanh quốc tế/Chuyên ngành Kinh doanh Xuất nhập khẩu nông sản.
  • Áp dụng được những kiến thức cơ sở ngành như kinh tế Vi mô, kinh tế Vĩ mô, tài chính, tiền tệ, thống kê, luật kinh doanh và thương mại điện tử làm tiền đề cho việc tiếp thu các kiến thức khối ngành Kinh doanh quốc tế/Chuyên ngành xuất – nhập khẩu nông lâm sản.
  • Ứng dụng được các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hải quan, ngoại thương, marketing, logistics, bảo hiểm và thanh toán bảo hiểm cho xuất – nhập khẩu hàng hoá và nông lâm sản.
  • Xây dựng được các phương pháp đàm phán kinh doanh và các hình thức soạn thảo hợp đồng xuất, nhập khẩu hàng hoá/nông lâm sản.
  • Tổng hợp được các luật thương mại quốc tế và luật thuế xuất – nhập khẩu nông lâm sản.
  • Xác định được nội dung các hợp đồng xuất – nhập khẩu hàng hoá/nông lâm sản.

4.2. Kỹ năng

  • Vận dụng thành thạo luật thương mại quốc tế, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hải quan, ngoại thương, logistics, thuế/thuế xuất – nhập khẩu, bảo hiểm và thanh toán bảo hiểm cho xuất, nhập khẩu hàng hoá/nông lâm sản.
  • Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ đàm phán trong kinh doanh và soạn thảo hợp đồng xuất, nhập khẩu hàng hoá/nông lâm sản.
  • Giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu hàng hoá/nông lâm sản.
  • Vận dụng được các kỹ năng mềm như: phát hiện và giải quyết vấn đề, khai thác và xử lý thông tin, quan hệ công chúng, làm việc nhóm, trình bày trước đám đông, tổng hợp và viết báo cáo.
  • Sử dụng thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng và các phần mềm liên quan.
  • Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc Trung) phục vụ cho nghiệp vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá/nông lâm sản.
  • Xây dựng được ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất – nhập khẩu nông lâm sản.

4.3. Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nghiên cứu.
  • Có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công việc, với đồng nghiệp, với đối tác và cơ quan/tổ chức.

5. Các học phần

STT

HỌC PHẦN

Số TC

I.

KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG[1]

42

II

KHỐI KIẾN THỨC GDCN

65

II.1

Kiến Thức Cơ Sở Ngành

20

II.1.1

Kiến thức bắt buộc

14

 

Kinh tế vi mô

3

 

Nguyên lý thống kê

2

 

Tài chính - tiền tệ

3

 

Marketing

3

 

Thương mại điện tử

3

II.1.2

Kiến thức tự chọn

6

 

Quản trị chuỗi cung ứng

3

 

Tiếng Anh[2]/Trung chuyên ngành 4[3]

3

II.2

Kiến Thức Ngành

33

II.2.1

Kiến thức bắt buộc

12

 

Thanh toán quốc tế

3

 

Nghiệp vụ ngoại thương

3

 

Nghiệp vụ hải quan

3

 

Logistics

3

II.2.2

Kiến thức tự chọn

21

 

e-Marketing

3

 

Phần mềm quản lý XNK Vtranet

3

 

Kiểm dịch thực vật

3

 

Kiểm dịch động vật

3

 

Bảo quản và chế biến nông sản

3

 

Giao dịch và đàm phán trong kinh doanh

3

 

Tiếng Anh/Trung chuyên ngành 5

3

III.

Kiến Thức Bổ Trợ

2

III.1

Kiến thức bắt buộc

6

 

Hàng rào quan thuế và phi quan thuế

3

 

Thương mại quốc tế

3

III.2

Kiến thức tự chọn

6

 

Phân tích chuỗi giá trị

3

 

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

3

IV.

RÈN NGHỀ HOẶC THỰC TẬP NN

 3

IV.1

Rèn nghề[4] (Không tính vào 120 TC)

5

 

Rèn nghề 1: Thực hành nghiệp vụ thanh toán quốc tế

 

 

Rèn nghề 2: Thực hành nghiệp vụ thương mại quốc tế

 

 

Rèn nghề 3: Thực hành nghiệp vụ hải quan

 

 

Rèn nghề 4: Thực hành nghiệp vụ logistics

 

 

Rèn nghề 5: Thực hành phần mềm Vtranet

 

 

Rèn nghề 6: Thực hành e-Marketing

 

IV.2

Thực tập nghề nghiệp (tính luỹ đủ 3 TC)

3

 

Thực tập NN tại một cơ quan hải quan về quy trình thông quan hàng hoá/NLS

 

 

Thực tập NN tại một ngân hàng XNK về nghiệp vụ thanh toán hàng hoá/NLS XNK

 

 

Thực tập NN tại một doanh nghiệp XNK về các nghiệp vụ

(đàm phán, hợp đồng, logistics, thanh toán) về XNK hàng hoá/NLS

 

V.

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

10

 

Hướng nghiên cứu[5]

 

 

Hướng ứng dụng[6]

 

 

Tổng cộng

120


[1] Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

[2]Tiếng Anh chuyên ngành 4 và 5 nên dùng tài liệu Tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên Logistics do Cộng đồng chung Châu Âu biên soạn

[3] Ngoại ngữ chuyên ngành 1, 2 và 3 phân bổ trong khối kiến thức đại cương

[5] Dành cho sinh viên tham gia các đề tài, dự án các cấp hoặc thực hiện nghiên cứu riêng của mình

[6] Dành cho sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp, ngân hàng, cơ quan hải quan...