Banner
Trang chủ NGHIÊN CỨU & CGCN

Giảng viên Khoa Kinh tế & PTNT tham dự hội nghị tuyên truyền, triển khai thực hiện đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm 2020

23/06/2020 10:56 - Xem: 472
Sáng ngày 23 tháng 6 năm 2020, tại hội trường UBND Huyện, UBND huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, triển khai thực hiện đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm 2020

Sáng ngày 23 tháng 6 năm 2020, tại hội trường UBND Huyện, UBND huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, triển khai thực hiện đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm 2020

Tham dự hội nghị bao gồm đầy đủ: Lãnh đạo UBND huyện; Lãnh đạo các Phòng ban chức năng của UBND huyện và HĐND huyện; Lãnh đạo các tổ chức đoàn thể của huyện; Bí thư và chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

 

 

Ảnh 1: Hội nghị tuyên truyền, triển khai thực hiện đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Bắc Quang

Giảng viên tại hội nghị tuyên truyền là các chuyên gia đến từ Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, bao gồm: TS. Bùi Đình Hòa; TS. Nguyễn Văn Tâm; Ths. Trần Việt Dũng

Tại hội nghị, TS. Bùi Đình Hòa và TS. Nguyễn Văn Tâm đã khái quát tổng thể chương trình OCOP như: Những điểm mới của chương trình OCOP năm 2020; Kết quả triển khai và bài học kinh nghiệm triển khai chương trình OCOP năm 2019. Tham dự hội nghị, các đại biểu còn được tư vấn về: Quy trình Chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP; Một số chính sách hỗ trợ chương trình OCOP. Từ đó, các đại biểu sẽ nắm vững và vận hành linh hoạt các quy trình xây dựng sản phẩm OCOP phù hợp với tình hình địa phương, căn cứ trên nhu cầu thực tế của thị trường để phát triển bền vững.

 

 

Ảnh 2: Chuyên gia Khoa Kinh tế & PTNT trình bày tại hội nghị tuyên truyền, triển khai thực hiện đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Bắc Quang

Chương trình OCOP mới được triển khai trên địa bàn huyện Bắc Quang song với sự đồng hành của Khoa Kinh tế & PTNT – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là về mặt nhận thức của xã hội và cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của Chương trình OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn. Các sản phẩm OCOP được xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tâm Nguyễn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN